Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Ấn Độ bắt tay Nhật Bản đập nát 'chuỗi ngọc trai' Trung Quốc
Song song với phục hồi “Tuyến đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc cũng âm mưu xây dựng “chuỗi ngọc trai”, bắt đầu từ đảo Hải Nam, chạy tới tận vùng biển Ấn Độ Dương, vây chặt khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

 


 


 


Chiến lược nguy hiểm: “chuỗi ngọc trai trên biển”

 

Trung Quốc hiện đang tích cực tận dụng các mối quan hệ với các quốc gia Ấn Độ Dương để chớp thời cơ xây dựng các căn cứ quân sự. Điều kiện đầu tiên mà Trung Quốc đặt ra trong hợp tác chính trị, quân sự là được phép xây dựng các căn cứ quân sự. Đây là vấn đề được Bắc Kinh hết sức coi trọng.

 

Bắc Kinh đang có tham vọng xây dựng một số “căn cứ hỗ trợ chiến lược ở nước ngoài” phù hợp với quy định quốc tế, theo nhiều cấp độ khác nhau, nhằm xây dựng “chuỗi ngọc trai”, bắt đầu từ đảo Hải Nam, chạy tới tận vùng biển Ấn Độ Dương, vây chặt khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

 

Thuật ngữ “chuỗi ngọc trai” là tên của sách lược triển khai về an ninh hàng hải - quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên “Tương lai của năng lượng châu Á” được Mỹ đưa ra vào năm 2005.

 

“Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam qua biển Đông, qua eo biển Malacca, sang Ấn Độ Dương… đến tận châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là các nước dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….

 

Hiện Trung Quốc đã mở một căn cứ quân sự tại đảo Sittwe thuộc quần đảo Coco, thuê của Myanmar. Quần đảo này nằm gần các đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại biển Andaman. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là có kế hoạch sử dụng các cảng Gwadar (Pakistan), Hambantota (Sri Lanka)… để giám sát Ấn Độ.

 

Việc bàn giao quản lý cảng Gwadar gần đây cho một công ty Trung Quốc đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony miêu tả là một vấn đề đặc biệt quan tâm đối với chính phủ nước này. Cảng Gwadar nằm ở cửa Vịnh Persian và cách Eo biển Hormuz khoảng 400 km, một tuyến đường cung cấp dầu quan trọng của thế giới.

 

Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện chiến lược nguy hiểm này. Các cơ sở hậu cần-kỹ thuật và căn cứ quân sự của họ có thể được xây dựng trên 3 cấp độ như sau:

 

Cấp độ thứ nhất là các cơ sở tiếp tế nhiên liệu cho các tàu chiến trong thời bình có thể đặt ở cảng Djibouti của Yemen và cảng Salalah - Oman, đều thuộc vịnh Aden. Các hoạt động tiếp nhiên liệu này là một phần của các hoạt động thương mại quốc tế.

 

Cấp độ thứ hai là các cơ sở bán cố định cho phép các tàu chiến cập bến, các máy bay trinh sát cất cánh cố định và các nhân viên hải quân hoạt động trên bờ. Địa điểm lý tưởng để đặt căn cứ này là cảng Seychelles thuộc Cộng hòa Seychelles, một quốc đảo gồm 155 đảo lớn nhỏ thuộc châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương.

 

Cấp độ thứ ba là một căn cứ Hải quân với đầy đủ chức năng, cung cấp bảo trì tàu chiến, vũ khí, đạn dược, kho dự trữ chiến lược. Địa điểm lý tưởng cho căn cứ này là ở Pakistan với một thỏa thuận dài hạn giữa hai nước.

 

Nhât-Ấn hợp lực đập nát "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc

 

Theo chiều ngược lai, Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có biên giới biển trong khu vực và một số đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á và Nhật Bản, nhằm ngăn chặn và phá vỡ “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh đang vây quanh mình.

 

Để có thêm đồng minh, Ấn Độ đã bắt tay với Nhật Bản, triển khai hàng loạt lĩnh vực hợp tác quan trọng như: Tài chính, kinh tế, giao thông, hạt nhân. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Kishida cho biết, Nhật Bản sẽ viện trợ cho Ấn Độ gần 220 tỷ Yên (tương đương 2,34 tỷ USD) để Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quốc phòng.

 

Hai bên còn nhất trí thể chế hóa và tăng cường tần xuất các cuộc diễn tập quân sự chung giữa hải quân 2 nước. Ngoài ra, Nhật và Ấn còn tăng cường hợp tác kỹ thuạt quân sự, vũ khí, trang bị. Đặc biệt là Tokyo sẵn sàng cung cấp thủy phi cơ tuần tra hàng hải US-2 ShinMaywa cho New Dehli để tăng cường khả năng giám sát biển.

 

Từ khi bắt tay nhau, cả Ấn và Nhật cùng hiệp lực đối phó với Trung Quốc. Nhật đã tích cực xuất khẩu, viện trợ và giúp đỡ các quốc gia xung quanh, đặc biệt Đông Nam Á để bao vây, cô lập Trung Quốc.

 

Với hy vọng cải thiện mối quan hệ với Myanmar, để đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực, Ấn Độ đã quyết định sẽ giúp Myanmar sản xuất các tàu tuần tra xa bờ và huấn luyện binh lính nước này tại các cơ sở quân sự của Ấn Độ.

 

Theo thỏa thuận đạt được tháng 7-2013, các tàu tuần tra xa bờ này sẽ được chế tạo, tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ và việc huấn luyện các sỹ quan và thủy thủ Hải quân Myanmar, cũng sẽ được tiến hành tại các cơ sở quân sự của Ấn Độ.

 

Đồng thời, Ấn Độ còn thiết lập quan hệ hợp tác với hàng loạt quốc gia Đông Nam Á khác để xây dựng vành đai chống Trung Quốc. Việc lôi kéo được Tokyo đã giúp New Dehli tiếp cận được với hàng loạt quốc gia Asean khác có mẫu thuẫn nhất định với Bắc Kinh như Indonesia, Philippine, Malayssia…

 

Về phía Nhật, ở khu vực này, Tokyo đã xây dựng quan hệ chính trị rất tốt đẹp với Myanmar thông qua chiến lược dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang và xóa nợ cho nước này, hòng “đánh tập hậu” tại nơi vốn từng là sân sau của Trung Quốc.

 

Song song với nó, Nhật còn dùng uy tín của mình viện trợ hàng tỷ USD cho các nước châu Phi. Bề ngoài gói viện trợ này được dành cho công tác “bảo đảm an ninh và chống khủng bố tại các nước châu Phi”, nhưng ẩn đằng sau nó là chiến lược dùng viện trợ kinh tế để xây dựng quan hệ chính trị hòng hạ thấp ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

 

Mục đích chính của Nhật-Ấn là đẩy bật Trung Quốc ra khỏi châu Phi, nguồn cung dầu mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế phát triển quá nóng của Trung Quốc. Nếu ảnh hưởng kinh tế bị suy giảm, tất yếu sẽ kéo theo những hệ lụy xấu về mặt chính trị - quân sự, âm mưu xây dựng các cảng biển của châu Phi làm một mắt xích trong “chuỗi ngọc trai” sẽ hoàn toàn phá sản.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Mỹ can dự Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp phải sức ép ngoại giao to lớn (09-08-2014)
    Myanmar phá thế nam tiến của Trung Quốc (09-08-2014)
    Trong 20 năm tới, Trung Quốc vẫn chưa dám manh động (08-08-2014)
    Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Trung Quốc ép tân Tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Obama: Không thể dọa suông Trung Quốc! (05-08-2014)
    "Cuộc phiêu lưu 981 của Bắc Kinh đã trở thành thảm họa với Trung Quốc" (05-08-2014)
    Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không Trung Quốc sẽ lấn tới (04-08-2014)
    EU, Mỹ trừng phạt Nga: Ai bị tổn thương nhiều hơn? (31-07-2014)
    Biển Đông và lý lẽ của kẻ gây hấn (31-07-2014)
    Giao tranh ác liệt ở Gaza, Ukraine, Lybia, Iraq (28-07-2014)
    Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (27-07-2014)
    Xung đột Israel-Hamas: Tại sao khó đạt một lệnh ngừng bắn? (21-07-2014)
    Carl Thayer: Phải chuẩn bị cho những diễn biến tương lai (17-07-2014)
    Chiến thuật mới của Mỹ ở Biển Đông (16-07-2014)
    New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979 (14-07-2014)
    TT Ấn Độ sẽ trút bực tức TQ khi gặp ông Tập Cận Bình vào thứ Ba? (13-07-2014)
    Nhật sẽ bảo vệ châu Á trước Trung Quốc? (13-07-2014)
    Nhật sẽ đánh TQ nếu tàu Mỹ bị tấn công trên biển (12-07-2014)
    Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào? (12-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153035592.